Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Lingchen Repa (1128 - 1188)


Lingchen Repa Pema Dorje còn có hồng danh là Drubthob Naphupa sinh trưởng tại làng Langpo Na thuộc tỉnh Nyang Tod, vùng Tsang ở miền Trung Tây Tạng.Ngài là con trai út trong số bốn người con của phụ thân là hành giả mật thừa Gyalpo Kyongwe và thân mẫu là Sugmo Darchung.
Năm lên chín, Lingchen Repa đã đọc thông viết thạo. Sau đó, Ngài cúng dường Lhaje Remen một mảnh đất để xin học nghề thuốc. Năm mười ba tuổi, Ngài đã có đầy đủ tri thức về y dược. Năm mười bảy tuổi, Ngài bắt đầu tu học từ Ngài Lopon Ling và còn thụ pháp từ Ngài Lopoh Palyang.

Một lần nọ, Lingchen Repa tranh biện với một trong những tù trưởng địa phương và bị ông ta ức hiếp. Ngài liền dùng đến huyền thuật để trả thù viên tù trưởng và người ta kể lại rằng Lingchen Repa đôi khi thực hiện tới hai mươi lễ huyền thuật trong một tháng khiến cho toàn bộ gia đình của tên tù trưởng bị tuyệt nòi giống. Khi ấy, Lingchen Repa oai danh về huyền thuật khắp vùng Nyang Tod.

Tại Rinang Mila Gompa, Nyang Tod, Lingchen Repa đã hạnh ngộ và thụ pháp với Lama Shang ở xứ U. Ngài cũng thụ pháp Chakrasamvara và Vajra Varahi từ Ra Lotsawa. Ngoài ra, Ngài còn thụ nhận các giáo pháp của Naropa từ đạo sư của Ra Lotsawa là Lama Khyung Tsangpa. Theo lời dạy bảo của Lama Khyung Tsangpa, Lingchen Repa xuất gia tu hành và được Geshe Womthangpa thụ giới Tỳ kheo.

Năm 37 tuổi, Lingchen Repa cho rằng mình đã thụ nhận hết tất cả các giáo pháp nên quyết định đi Bhutan để thiền định. Thế nhưng vào một đêm nọ, Ngài mộng thấy một người đàn ông mặc đồ trắng lột bỏ quần áo của Ngài và xem xét từ đỉnh đầu đến gót chân. Sau đó, người đàn ông đó nói với Ngài: “Chớ đi đến Bhutan. Tâm nguyện của con sẽ được thực hiện trong vòng bốn năm rưỡi nữa”. Vì vậy, Lingchen Repa đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Bốn năm sau, Lingchen Repa đi đến Damshod, nơi Ngài từng nghe tới danh hiệu của Phagmo Drupa và quyết định thỉnh cầu học pháp với Phagmo Drupa. Ngay phút giây hạnh ngộ Phagmo Drupa, Lingchen Repa lập tức trào dâng lòng sùng kính mãnh liệt và thấy rằng không chỉ có đạo sư của Ngài mà cả các bằng hữu và hết thảy chúng sinh đều là Phật không khác.

Lingchen Repa giành hầu hết thời gian cho ẩn cư thiền định và bởi vì cũng khoác bạch y, sống cuộc đời của một hành giả yogi nên Ngài được tôn xưng danh hiệu 'Repa'. Năng lực đạo tâm và sự thành tựu tâm linh khiến Ngài được sánh như là 'Đức Sahara của Tây Tạng'.

Lingchen Repa độ vô số đệ tử. Đức Tsangpa Gyare Yeshe Dorje kế tục dòng truyền thừa của Lingchen Repa, kiến lập nên dòng Drukpa và trở thành Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.

Nguồn: Lingchen Repa - Lineage - www.drukpa.org

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Ví dụ về kết nối tới một tệp

1. Đây là tệp SiteMap.pdf được đặt trong thư mục "Chùa Long Quang" trên Google Docs mà ta có thể liên kết tới.
Hãy bấm vào đây để xem nội dung tệp.
2. Còn đây là tệp SiteMap.odt. Hãy bấm vào chữ SiteMap này để xem nội dung tệp.
3. Hãy nháy vào tệp .ods này để điền các thông tin cá nhân của bạn (Chỉ có những người có tên trong nhóm tin  longquang@googlegroups.com mới điền thông tin được). Xin cảm ơn.

Một số hình ảnh dòng Drukpa

Dưới đây là một số hình ảnh các Đức Phật dùng Drukpa trong Album ảnh mang tên "Chùa Long Quang"
1. Nháy vào hình để xem toàn bộ các ảnh có trong Album "Chùa Long Quang"
Chùa Long Quang

2. Tòan bộ các ảnh có trong Album "Chùa Long Quang" ở dạng Slide Show tự động. Nếu ảnh dừng, hãy nhấn phím F5 để xem lại.


** Ảnh to hơn


*** Ảnh to hơn nữa

3. Đưa một ảnh vào bài viết từ Album ảnh "Chùa Long Quang" được đặt trong Picasa:
a) Cách thứ nhất: Nhúng ảnh vào bài viết. Hãy nháy vào ảnh để có kích cỡ to hơn. Cách này có thể chọn được vài kích thước khác nhau ban đầu. Ví dụ:
* Kích thước thumbnail 144 px


** Kích thước Small 288 px


*** Kích thước medium- 400 400 px


**** Kích thước medium- 640 640 px


***** Kích thước large 800 px
 

Hãy bấm vào các ảnh để có được ảnh cỡ lớn hơn.

b) Cách thứ 2: Hãy nháy vào đây để xem ảnh.

------------------

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Lingchen Repa (1128 - 1188)



Lingchen Repa Pema Dorje còn có hồng danh là Drubthob Naphupa sinh trưởng tại làng Langpo Na thuộc tỉnh Nyang Tod, vùng Tsang ở miền Trung Tây Tạng.Ngài là con trai út trong số bốn người con của phụ thân là hành giả mật thừa Gyalpo Kyongwe và thân mẫu là Sugmo Darchung.
Năm lên chín, Lingchen Repa đã đọc thông viết thạo. Sau đó, Ngài cúng dường Lhaje Remen một mảnh đất để xin học nghề thuốc. Năm mười ba tuổi, Ngài đã có đầy đủ tri thức về y dược. Năm mười bảy tuổi, Ngài bắt đầu tu học từ Ngài Lopon Ling và còn thụ pháp từ Ngài Lopoh Palyang.

Một lần nọ, Lingchen Repa tranh biện với một trong những tù trưởng địa phương và bị ông ta ức hiếp. Ngài liền dùng đến huyền thuật để trả thù viên tù trưởng và người ta kể lại rằng Lingchen Repa đôi khi thực hiện tới hai mươi lễ huyền thuật trong một tháng khiến cho toàn bộ gia đình của tên tù trưởng bị tuyệt nòi giống. Khi ấy, Lingchen Repa oai danh về huyền thuật khắp vùng Nyang Tod.

Tại Rinang Mila Gompa, Nyang Tod, Lingchen Repa đã hạnh ngộ và thụ pháp với Lama Shang ở xứ U. Ngài cũng thụ pháp Chakrasamvara và Vajra Varahi từ Ra Lotsawa. Ngoài ra, Ngài còn thụ nhận các giáo pháp của Naropa từ đạo sư của Ra Lotsawa là Lama Khyung Tsangpa. Theo lời dạy bảo của Lama Khyung Tsangpa, Lingchen Repa xuất gia tu hành và được Geshe Womthangpa thụ giới Tỳ kheo.

Năm 37 tuổi, Lingchen Repa cho rằng mình đã thụ nhận hết tất cả các giáo pháp nên quyết định đi Bhutan để thiền định. Thế nhưng vào một đêm nọ, Ngài mộng thấy một người đàn ông mặc đồ trắng lột bỏ quần áo của Ngài và xem xét từ đỉnh đầu đến gót chân. Sau đó, người đàn ông đó nói với Ngài: “Chớ đi đến Bhutan. Tâm nguyện của con sẽ được thực hiện trong vòng bốn năm rưỡi nữa”. Vì vậy, Lingchen Repa đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Bốn năm sau, Lingchen Repa đi đến Damshod, nơi Ngài từng nghe tới danh hiệu của Phagmo Drupa và quyết định thỉnh cầu học pháp với Phagmo Drupa. Ngay phút giây hạnh ngộ Phagmo Drupa, Lingchen Repa lập tức trào dâng lòng sùng kính mãnh liệt và thấy rằng không chỉ có đạo sư của Ngài mà cả các bằng hữu và hết thảy chúng sinh đều là Phật không khác.

Lingchen Repa giành hầu hết thời gian cho ẩn cư thiền định và bởi vì cũng khoác bạch y, sống cuộc đời của một hành giả yogi nên Ngài được tôn xưng danh hiệu 'Repa'. Năng lực đạo tâm và sự thành tựu tâm linh khiến Ngài được sánh như là 'Đức Sahara của Tây Tạng'.

Lingchen Repa độ vô số đệ tử. Đức Tsangpa Gyare Yeshe Dorje kế tục dòng truyền thừa của Lingchen Repa, kiến lập nên dòng Drukpa và trở thành Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.

Nguồn: Lingchen Repa - Lineage - www.drukpa.org

Phagmo Drupa (1100 - 1170)



Phagmo Drupa sinh ra trong một gia đình nghèo sống bằng những nghề không lương thiện ở tỉnh Kham miền Đông Tây Tạng. Mặc dù vậy, Ngài không hề bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của gia đình. Năm lên bốn, Ngài thụ giới Sa di và bắt đầu sự nghiệp tu hành của mình. Ngài đi tới miền trung Tây Tạng để tìm cầu giáo pháp từ những bậc thầy tại vùng lân cận.
Ngài thụ học giáo lý và tu tập từ rất nhiều Đại đạo sư trong đó Đạo sư Jetsun Sakyapa đã dạy Ngài toàn bộ giáo nghĩa Lam - Dre. Phagmo Drupa thành thục rất nhiều Tantra và tu trì thiền định nghiêm mật. Ngài có thể thiền định nhiều ngày, hoàn toàn an trú trong cảnh giới hỷ duyệt và tịnh minh.

Ngay từ trước khi hạnh ngộ Gampopa, Phagmo Drupa đã có đầy đủ những phẩm chất của một Thành tựu giả. Trong mọi cử chỉ hành động, Ngài đều khiêm cung và bình đẳng với tất cả mọi người bất kể địa vị xã hội như thế nào, bất kể giàu hay nghèo. Ngài đặc biệt từ bi thương xót những người gặp cảnh ngộ bất hạnh và thường hay bố thí tài vật cho họ mặc dù ngay bản thân mình cũng không có đủ. Điều quan trọng nhất Phagmo Drupa là được phụng sự hết thảy hữu tình không trừ một ai. Về phương diện thực hành, Ngài giành hầu hết thời gian để tu tập thiền quán và thiền định.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy nhưng Phagmo Drupa vẫn cảm thấy mình cần sự chỉ dạy của một bậc Thầy giác ngộ. Do đó, Ngài viếng thăm tự viện Dagla Gampo. Ngay giây phút hạnh ngộ Gampopa và sau một thời gian đàm đạo ngắn, Phagmo Drupa lập tức chứng ngộ bản tâm trí tuệ và hoàn toàn thực chứng viên mãn chân lý tuyệt đối. Trong những ngày tiếp theo, Ngài hoàn toàn thành thục đốn chứng Mahamudra.

Phagmo Drupa giành trọn quãng đời còn lại tiếp tục tu tập thiền định với lòng kiên trì không ngừng nghỉ và trở thành một tấm gương sáng cho chúng sinh noi theo. Sau đó, Ngài dựng một tự viện ở miền Trung Tây Tạng, độ vô số đệ tử trong đó tám vị đại đệ tử của Ngài đã thành lập nên tám phái của dòng Kagyud. Lingchen Repa - Đức Bản sư của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ nhất là một trong tám đại đệ tử được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa.
Nguồn: Phagmo Drukpa - Lineage - www.drukpa.org

Milarepa (1052 - 1135)

Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái.
Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.

Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, Ngài quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Milarepa gặp Đạo sư Lama Rongton dòng Nyingma và được truyền trao giáo pháp Dzogchen. Nhưng vì Lama Rongton nhận thấy Milarepa có nhân duyên đời trước với Marpa nên Ngài khuyên Milarepa đi tìm gặp Marpa, người có thể dẫn dắt Milarepa đến bờ đại giải thoát.

Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, đại đạo sư Marpa bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi dạy Ngài giáo pháp. Tự một mình Milarepa xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương tây, tòa nhà hình tam giác ở phương bắc và tòa nhà hình vuông ở phương nam. Nhưng cứ hễ vừa sắp xây xong tòa nhà nào thì Marpa lại bắt phá đi, xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Marpa, Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.

Milarepa tu tập với lòng dâng hiến sâu xa, với tâm đại xả ly và sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách. Ngài trở thành du sĩ Yogi quan trọng nhất vào thời đại đó và thành tựu đại giác ngộ ngay trong một đời. Gampopa và Rechungpa là hai đại đệ tử trứ danh của Ngài. Gampopa được ví như mặt trời còn Rechungpa được ví như mặt trăng. Gampopa được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa Milarepa.
Nguồn: Milarepa - Lineage - www.drukpa.org



Marpa (1012 - 1096)

Marpa sinh trưởng tại Chukhyer miền Nam Tây Tạng. Ngài học tiếng Phạn và thụ nhận một số giáo pháp từ Lama Drogmi Lotsawa thuộc dòng Sakya. Không bằng lòng với sự tu học này, Marpa quyết định bán hết tất cả tài sản của mình lấy vàng để đi Ấn Độ tìm cầu giáo pháp và truyền bá về Tây Tạng.
Trên chuyến hành trình tới Ấn Độ đi qua Nepal, Marpa đã gặp gỡ và thụ nhận giáo pháp từ hai đệ tử của Ngài Naropa là Kantapa và Pentapa. Marpa có ấn tượng sâu đậm với hai Ngài đến nỗi quyết định tìm gặp trực tiếp Naropa xin được thụ pháp. Marpa tu học dưới sự chỉ giáo của Naropa trong suốt nhiều năm. Ban ngày Ngài thụ pháp, ban đêm chuyên tâm hành trì, vì vậy Ngài thành thục cả hai phương diện giáo lý và thực hành của Đại Thừa cũng như Kim Cương Thừa. Cuối cùng, Naropa truyền cho Marpa làm người kế tục dòng truyền thừa Tây Tạng và huyền ký rằng: Dòng truyền thừa của Ngài sẽ hưng thịnh ở Miền Đất Tuyết.

Vì lợi ích của người dân Tây Tạng, Marpa thực hiện nhiều cuộc hành trình đến Ấn Độ, Nepal và mang rất nhiều giáo pháp về Tây Tạng, chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Ngài đã vượt qua vô vàn khó khăn thử thách, nhiều khi suýt mất mạng trong cuộc hành trình gian nan tìm cầu Phật Pháp. Ngài hạnh ngộ vô số bậc đạo sư trong đó Naropa và Maitripa là hai đại đạo sư quan trọng nhất.

Mặc dù Ngài là bạch y cư sĩ, đã lập gia thất nhưng sự chứng ngộ của Ngài là vô song, thanh tịnh không chút nhiễm ô giống như hoa sen mọc lên từ bùn lầy. Đối với Ngài, luân hồi và niết bàn là bất nhị, hết thảy sắc tướng thế tục với Phật tính đều không khác. Vì thế, Ngài có thể vẫn sống trong cuộc đời trần lụy mà không bị nhiễm ô. Marpa thực sự đã đốn chứng thể Kim Cương Trì hay Phật tính ngay trong một đời.

Ngài phiên dịch rất nhiều giáo pháp Mahamudra, Kim Cương Thừa sang tiếng Tạng đồng thời hoằng dương giáo pháp rộng khắp. Ngài đã chọn Milarepa làm người kế tục dòng truyền thừa.
Nguồn: Marpa - Lineage - www.drukpa.org

Naropa (1016 - 1100)

Đại Thành Tựu Giả Naropa sinh ra trong một gia đình quý tộc ở xứ Bengal, Ấn Độ. Lòng khao khát tìm cầu khai mở tâm linh của Ngài mạnh mẽ đến mức ngay từ khi mới lên tám, Ngài đã lên đường đi Kashmir để học đạo và thụ tam quy ngũ giới với đạo sư Arya Akasha.
Khi Naropa trở về sau các chuyến tham học Phật Pháp, cha mẹ ép buộc Ngài phải cưới công chúa Bà la môn. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình chỉ kéo dài trong tám năm. Naropa luôn nhất tâm chỉ tưởng tu hành Phật Pháp do đó đã bày tỏ chí hướng tâm linh của mình với công chúa và nàng đồng ý không cản trở con đường tu hành của Ngài.

Naropa thụ giới sa di tại Lạc Viên Tự viện (Happy Garden Monastery), sau đó thụ giới Tỳ kheo tại Kashmir. Ngài an trú tại tự viện Pullahari để tiếp tục tu học, ngoài ra Ngài thụ nhận thêm các giáo pháp và tu tập tại trường Đại học Nalanda ở gần đó.

Với trí tuệ, tài hùng biện và sự hiểu biết tâm linh, Naropa được phong làm viện trưởng Đại học Nalanda danh tiếng - nơi Ngài trở thành vị Bảo Hộ Trấn Cửa Phương Bắc. Ngài thường phải tranh biện với các phái ngoại đạo và luôn giành phần chiến thắng.

Mặc dù xuất chúng về phương diện giáo lý Phật Pháp nhưng Ngài nhận thấy mình rất kém cỏi về phương diện tu tập đạo tâm. Vì vậy, một vị Dakini đã xuất hiện trước Ngài, giảng dạy về tầm quan trọng của thiền định và khuyên Ngài thỉnh giáo Đại Đạo Sư Tilopa, người có thể khai thị cho Ngài thực chứng bản tâm.

Sau bao nhiêu thử thách cuộc hành trình hướng về phương Đông, cuối cùng Naropa cũng hạnh ngộ Bản Sư Tilopa. Naropa đã phải vượt qua mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ để tịnh hóa ác nghiệp và những ám chướng. Nhờ sự gia trì của Tilopa và sự tịnh hóa của chính mình, Naropa thực chứng được bản tâm quang minh tịch tĩnh, thể nhập tự tính Vajradhara. Sau khi thành tựu giác ngộ huy hoàng, Naropa truyền dạy Phật Pháp cho vô số đệ tử ở rất nhiều nơi đặc biệt tại vùng Kashmir, nơi có rất nhiều ngôi tự viện do chính Ngài xây dựng. Trong lịch sử Phật Giáo, Ngài Tilopa và Naropa đều là trong số tám mươi tư Đại thành tựu giả.

Trong số những đệ tử thành tựu của Naropa, Đại dịch giả Marpa kế tục dòng truyền thừa Naropa và là Đấng hoằng truyền toàn bộ giáo pháp vào Tây Tạng.
Nguồn: Naropa - Lineage - www.drukpa.org

Tilopa (988 – 1069)

Ngài Tilopa hiện thân trong một gia đình Bà la môn ở Đông Bengal, Ấn Độ. Khi còn là một cậu bé chăn cừu, Ngài đã hạnh ngộ Bồ Tát Long Thụ, đón nhận các giáo pháp Đại Thừa căn bản và được Bồ Tát Long Thụ cử làm người trị vì vương quốc ở Bhalenta. Sau nhiều năm sống trong nhung lụa giàu sang, Tilopa quyết định từ bỏ vương quốc để xuất gia tu hành. Ngài thụ giới tỳ kheo tại Mật viện Somapuri ở Bengal và bắt đầu sự nghiệp tu học tại đây.
Sau đó trong một linh kiến của mình, Tilopa tiếp thọ chỉ thị của một vị Dakini về con đường đốn ngộ mật giáo và được truyền toàn bộ giáo pháp Chakrasamvara Tantra.
Ngoài ra, Tilopa còn được thụ nhận rất nhiều giáo pháp từ các đại đạo sư mật thừa như: Đại dịch giả Acharya Charyawa và Thành tựu giả Lawapa. Ngài tinh thông pháp Bardo (trạng thái trung ấm giữa chết và tái sinh), Phowa (chuyển di tâm thức), Tummo (nội hỏa) cùng vô số các giáo pháp khẩu truyền khác. Mặc dù, Tilopa có rất nhiều các đạo sư giác ngộ hiện thân trong loài người nhưng bản sư của Ngài là Đức Phật Kim Cương Trì, Ngài là bậc Thầy trực tiếp truyền cho Tilopa nhiều giáo pháp mật thừa trong đó có cả pháp tu Mahamudra.

Tilopa đã chí tâm kiên định suốt mười hai năm để hành trì các giáo pháp này, Ngài có một vị yogini phối ngẫu bí mật. Sau đó, Ngài ra khỏi tự viện, sống ẩn dật trong suốt quãng đời còn lại và đã trở thành một Đại đạo sư trứ danh. Trong số đệ tử của mình, Tilopa đã chọn Naropa làm người kế tục dòng truyền thừa.
Nguồn: Tilopa - Lineage - www.drukpa.org

Vajradhara - Đức Phật Kim Cương Trì
Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy là tinh túy của Tam Thân, hóa thân của hết thảy ba đời chư Phật. Vajradhara là biểu trưng Pháp Thân Phật, vì vậy cũng chính là biểu trưng sự chứng ngộ tuyệt đối.
Dòng truyền thừa Drukpa bắt nguồn từ Đức Phật Vajradhara vì Ngài là hóa thân chân thực của tinh túy vô thượng Phật quả. Hai tay Ngài bắt chéo trước ngực, tay phải cầm chày kim cương (tượng trưng phương tiện), tay trái cầm chuông (tượng trưng trí tuệ). Vajradhara biểu trưng hữu không bất nhị cùng cứu kính bất nhị cũng chính là Đại Hợp nhất 'Mahamudra' - sự thực chứng tối thượng mà tất cả hành giả Drukpa đều hướng tới.
Nguồn: Vajradhara - Lineage - http://www.drukpa.org

Gampopa (1079 - 1153)






Gampopa sinh ra trong bộ tộc Nyi tại Nyal thuộc miền Nam Tây Tạng. Ngài được phụ thân nuôi dưỡng, dạy dỗ thành một thầy thuốc. Năm 16 tuổi, Gampopa đã là một thầy thuốc trứ danh và một đại học giả tinh thông về Mật Thừa. Gampopa lập gia đình và có hai con nhưng vợ con Ngài đều bị chết trong một đại dịch. Sự trải nghiệm thương đau này đã khiến Gampopa xả bỏ đời sống thế tục, xuất gia tu hành.
Năm 25 tuổi, Gampopa thụ giới Tỳ kheo từ Khenpo Lodan Sherab ở Maryul. Sau đó, Ngài đến miền trung Tây Tạng học giáo pháp Kadampa và bắt đầu nhập thất tĩnh tu thiền định.

Lần đầu tiên nghe thánh danh Milarepa, Ngài lập tức cảm thấy trong mình trào dâng lòng sùng kính sâu xa và nhận ra rằng Milarepa chính là đức Bản sư tiền định của mình. Gampopa bán hết nông trang lấy vàng cho chuyến đi tìm gặp Milarepa ở miền Tây Tây Tạng. Milarepa nhận ra Gampopa chính là đệ tử và truyền trao toàn bộ giáo pháp dòng Kagyud cho Ngài. Sau khi thụ giáo với Milarepa, Gampopa đi tới Dagpo để nhập thất tu tập thiền định trong nhiều năm và xây dựng ngôi tự viện Dagla Gampo.

Gampopa đã trước tác rất nhiều kinh luận quan trọng như: 'Giải Thoát Trang Nghiêm Bảo' và 'Thành Tựu Đạo Thù Thắng Bảo Man Tập'. Đây là hai trong số những cuốn luận nổi tiếng nhất của Ngài cho tới tận ngày nay. Bốn đại đệ tử của Gampopa thành lập nên bốn truyền thừa là: Karma, Phagdru, Shangpa và Darom. Sau này, từ Phagmodrupa (Phagdru) lại thành lập tám truyền thừa của dòng Kagyud là: Lingre, Drikung, Taglung, Yasang, Trophu, Shugseb, Yelba và Martsang. Dòng truyền thừa Lingre được sáng lập bởi Ngài Lingchen Repa, là căn bản Thượng sư của Pháp Vương Gyalwang Drukpa Tsangpa Gyare Yeshe Dorje đời thứ I, người sáng lập nên dòng truyền thừa Drukpa.
Nguồn: Gampopa - Lineage - www.Drukpa.org


          

Khởi công xây dựng chùa Long Quang


KTĐT - Ngày 11/6, tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hà Nội đã tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa Long Quang. Ngôi chùa được xây mới có quy mô diện tích trên 6.300m2, bao gồm khối nhà 2 tầng, kiến trúc hoành tráng, trong đó có các khối nhà Tam Bảo, nhà Tổ, nhà bia, nhà ở cho tăng, ni, tổng diện tích công trình xây dựng trên 2.000m2, với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng.

Theo Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, toàn bộ kinh phí do các nhà hảo tâm và nhân dân đóng góp. Khi hoàn thành ngôi chùa, đáp ứng nguyện vọng tín ngưỡng tâm linh của nhân dân địa phương và cả nước; nơi đào tạo học tập nâng cao trình độ, kiến thức phật học cho các tăng, ni…
Trọng Quý

Hào quang chụp ở chùa Quang Ân sau khi Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche làm lễ cầu siêu....

Truyền thừa Drukpa Vietnam

TRUYỀN THỪA DRUKPA VIỆT NAM

Dòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, Viện chủ chùa Hương và chùa Thầy. Theo lời mời riêng của Ngài John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ. Với mục đích đề cao giáo pháp dòng Drukpa - Thầy đã viếng thăm Bhutan để hạnh ngộ bậc Kim Cương Thượng sư truyền thừa Drukpa là Đức Giáo chủ Je Khenpo, và thọ nhận các Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy của mình để hướng dẫn các đệ tử và Phật tử  thực hành giáo pháp tinh túy và chân chính của Kim Cương thừa.

Với sở học uyên thâm, giới đức trang nghiêm, từ bi vô lượng, Hoà Thượng đã hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử trên con đường tìm về bến giác. Nhưng 18 giờ 40 phút ngày 31 tháng 5 năm 2002 (tức ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Ngọ),Hoà Thượng đã thuận lẽ vô thường trả tấm thân tứ đại lại cho trần gian mộng ảo để trở về thế giới bất sinh bất diệt . Thầy đã trụ thế 53 năm, hạ lạp 32 năm, để lại tâm nguyện tha thiết hướng về phát triển của Truyền thừa Drukpa tại Việt Nam.  Nhiều năm sau đó, vâng lời di huấn  của  bậc Thầy mình, các đệ tử của Ngài vẫn tiếp tục tìm cầu Giáo pháp từ các bậc Thượng sư  giác ngộ. khi nhân duyên đã hội đủ,năm 2006 Đại Đức Thích Minh Trí trụ trì chùa Quang Ân làm trưởng đoàn Phật tử Việt Nam  sang Bhutan và được thọ nhận Giáo Pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy để hướng dẫn các Phật tử  thực hành giáo pháp tinh túy của Kim Cương thừa. Đặc  biệt sau khi đoàn Việt Nam được truyền Pháp đã cát tường xuất hiện trên bầu trời Bhutan
Tháng 4-2007,Đại đức Thích Minh Trí tiếp tục sang Bhutan để thọ nhận Giáo Pháp cao quý và Thỉnh các bậc Thượng sư giác ngộ sang Việt Nam .Cũng như năm 2006 ,sau khi đoàn Việt Nam được truyền Pháp ,cát tường đã xuất hiện trên bầu trời Bunakha của Bhutan.
Nhận lời thỉnh cầu của ĐẠi Đức Thích Minh Trí , và đươc sự đồng ý của Đức Giáo chủ Je Khenpo.  Ngài Nhiếp Chính Vương Kinley RinPoChe cùng đi có bốn Lama và một thị giả của Nhiếp Chính Vương,đã sang Việt Nam vào tháng 9 năm 2006. Trong suốt thời gian ở Việt Nam ,các Ngài đã truyền Pháp tu Trường Thọ,Pháp tu Quán Âm Tứ Thủ, Pháp tu Văn thù , pháp tu Tài Bảo Thiên Vương , pháp tu Dược Sư ,….
Nhận lời thỉnh cầu của Đại Đức Thích Minh Trí ,vào những năm tiếp theo( năm 2007 và năm 2008 )bậc Thầy khả kính –Nhiếp Chính Vương Kinley RinPoChe đã sang Việt Nam và  truyền Quán đỉnh ở chùa Quang Ân  ,và đặc biệt ở chùa Hà Tiên Vĩnh Phúc các Phật tử Việt Nam đã được truyền Giáo Pháp :Tám Mươi Tư Đại Thành Tựu Giả. Và cầu nguyện Quốc thái Dân an –Phóng sinh ở vịnh Hạ Long - Quảng Ninh.
Tháng 11 năm 2008 ,Đại Đức Thích Minh Trí và các đệ tử Cố Hòa Thượng Thích Viên Thành đã thỉnh mời Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ 12 cùng hai Nhiếp chính Vương và Tăng đoàn truyền thừa đã đến Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam ,các bậc Thầy giác ngộ đã truyền Quán đỉnh cộng đồng và giảng pháp cho Phật tử Việt Nam ở hai miền Bắc - Nam .  
Năm 2009. Đại Đức Thích Minh Trí và các đệ tử Cố Hòa Thượng Thích Viên Thành đã thỉnh cầu Đức Pháp vương sang Việt Nam. Trong suốt thời gian ở Việt Nam,Đức Pháp Vương đã hoằng truyền Giáo Pháp Kim cương thừa ở ba miền Bắc trung nam.
Năm 2010 Đại Đức Thích Minh Trí và các đệ tử Cố Hòa Thượng Thích Viên Thành đã thỉnh cầu Đức. Pháp vương sang Việt Nam
Năm 2011 Đại Đức Thích Minh Trí và các đệ tử Cố Hòa Thượng Thích Viên Thành đã thỉnh cầu Đức Pháp vương sang Việt Nam.

(có Ảnh kèm theo minh họa của từng thời điểm)

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Sống để yêu thương " HƠI ẤM MÙA ĐÔNG 2011"






Chương trình “HƠI ẤM MÙA ĐÔNG 2011”
(N/D: Khuyên góp ủng hộ quần áo ấm, đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, giầy dép cho nhân dân và trẻ em xã Vinh Tiền  – Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ)
          Khi cái lạnh của mùa đông bắt đầu bao trùm lên các tỉnh đồng bằng Bắc bộ thì đâu đó trên những vùng núi cao, cái lạnh dường như đã tràn về sớm hơn. Với địa hình cao, nên các tỉnh Miền núi phía Bắc đã phải chịu những đợt rét sớm cắt da cắt thịt.
Có lẽ chúng ta đã rất may mắn khi không phải sống trong hoàn cảnh "Manh áo mỏng chống chọi qua mùa đông". Tuổi thơ chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với những chiếc áo mới. những chiếc khăn mới khi cái giá lạnh của mùa đông tràn về. Nằm cách trung tâm thủ đô thành phố Việt Trì gần 80km về phía Tây Bắc, xã Vinh Tiền - huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ là xã nghèo nhất tình Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập. Tại xã có trên 1200 nhân khẩu, với 250 hộ gia đình và tỷ lệ hộ nghèo ở đây chiếm trên 80%. Đồng bào dân tộc chiếm 75%, chủ yếu là các dân tộc Mường, Mông, Dao. Với nền kinh tế nông nghiệp thuần túy, mặt bằng dân trí thấp. Đặc thù địa hình giao thông nhiều đèo dốc quanh co, đã gây không ít khó khăn, phức tạp cho việc đi lai của người dân. Hiện trong thôn có khoảng 170 em nhỏ đang theo học cấp 1 và cấp 2, trong số đó có 10 em vượt nghèo vượt khó học tập, và 10 em khuyết tật. Nhưng đời sống thấp kém, nên công việc học tập của các em còn rất nhiều khó khăn, một phần lớn các em thì chỉ được học hết cấp 2 rồi ở nhà giúp gia đình kiếm sống.
Mùa đông lại tới, mùa đông năm nay cũng như bao năm khác, các em sẽ lại mặc những chiếc áo đơn sơ, mỏng manh để chống chọi lại cái rét của mùa đông. Đó là một thiệt thòi lớn mà các em đang phải đón nhận.
    Với niềm tin rằng "Cần lắm những manh áo ấm để các em chống chọi với cái rét mùa đông năm nay" và với tinh thần "Tương thân tương ái - Lá lành đùm lá rách”, đó là truyền thống cao đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhằm chia sẻ với các em thiếu nhi khó khăn tại các vùng sâu vùng xa, CLB Kết nối tuổi trẻ phối hợp với  tổ Chương trình mang tên “Hơi ấm mùa đông 2011" - Nhằm khuyên góp quần áo ấm, đồ dùng học tập, đồ dùng gia đình, tiền và quà cho trẻ em tại xã Vinh Tiền – huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ năm 2011.
Chương trình sẽ kéo dài từ tuần thứ nhất tháng 11/2011  đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2011
Ngày trao quà: Thứ 7 ngày 24 tháng 12 năm 2011
    Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết và  kinh nghiệm hoạt động. Mong muốn kết nối cộng đồng, chia sẻ tình thương. Chúng tôi, CLB Kết nối tuổi trẻ cam kết sẽ chuyển tất cả đồ quyên góp và tấm lòng của các cá nhân và tập thể đến tận tay các trẻ em nghèo thuộc huyện Tân Sơn  tỉnh Phú Thọ.
Đây là một chương trình ý nghĩa của tuổi trẻ, rất mong sự ủng hộ và giúp đỡ của các cá nhân và tập thể trên mọi miền Tổ quốc!
                                                                                                                                                                                                                                   
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
*    GIỚI THIỆU CHUNG
Ø  Tên chương trình: “ Hơi ấm mùa đông – 2011”
Ø  Thời gian: Ngày thứ 7 – 24/12/2011  . Cụ thể như sau
o   Ngày thứ 7 – 24/12/2011
§  Sáng từ 9h – 11h: Tặng quà chương trình “Hơi ấm mùa đông 2011”
§  Từ 9h30 – 17h00 : Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em
§  Từ 17h00 – 19h00 : Dựng sân khấu ngoài trời, tổ chức Đêm Noel cho trẻ em
§  Tối : Bắt đầu từ 19h30 – 21h30
o   Ngày Chủ nhật – 25/12/2011
§  Sáng từ 7h30 – 11h30 : Cải tạo và sửa chữa, sơn, quyét vôi lại trường, lớp học.
§  Giúp nhân dân sửa chữa, gia cố lại nhà.
§  Cắt tóc cho trẻ em, dạy luật giao thong, các trò chơi và một số bài múa hát
§  15h00 Xuất phát về Việt Trì.
Ø  Địa điểm: UBND Xã Trung Sơn – huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ

Ø  MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA
Ø Mang lại hơi ấm mùa đông tới trẻ em các làng, các thôn trong xã nghèo.
Ø Thể hiện sự quan tâm, tình thương của cộng đồng dành cho các đối tượng đặc biệt khó khăn
Ø Khơi dậy lòng nhân ái trong mỗi người, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách ngàn đời của nhân dân Việt Nam.
Ø Tạo sự liên kết, gắn bó giữa các bạn sinh viên các trường và các đơn vị lại với nhau gần hơn.
Ø Phát triển và duy trì các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội tới các vùng miền núi, các nơi khó khăn .
*      ĐƠN VỊ BẢO TRỢ CHƯƠNG TRÌNH:
Ø TT HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM - 4T
*      ĐƠN VỊ TỔ CHỨC – THỰC HIỆN
Ø  CLB Kết Nối Tuổi Trẻ
Ø  CLB Sống để yêu thương – “Live To Love”
Ø  CLB Khám và cấp thuốc miễn phí trường Đại học Y
Ø  Các cá nhân, tổ chức cùng tham gia.
*    THÀNH PHẦN KHÁCH MỜI
-       Tỉnh đoàn Phú Thọ
-       Lãnh đạo Huyện Yên Lập
-       Lãnh đạo xã Vinh Tiền
-       Ban giám hiệu trường Tiểu học và THCS xã Vinh Tiền
*    CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG ĐƯA TIN
-       Đài truyền hình Việt Nam
-       Đài truyền hình Phú Thọ
-       Báo Phutho.vn
-       Báo Phú Thọ cuối tuần
-       Báo Dantri.vn
-       Báo Vietbao.vn
-       Báo Sinh viên Việt Nam
(Cùng các báo đài khác tới đưa tin về chương trình)
*    NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Ø   Phần 1: “Khâu chuẩn bị tổ chức cho chương trình” : Ngày thứ 6 – 23/12/2011
- Từ 20h30 – 21h30: Tập trung đồ dùng quên góp, và quà tại sân ga Hà Nội
- Từ 22h15 – 00h20: Xuất phát từ ga Hà Nội về Việt Trì
Ø  Phần 2: “Khám bệnh và cấp thuốc cho trẻ em”: Ngày thứ 7 – 24/12/2011
- Từ 6h00 – 07h00: Sắp xếp đồ đạc lên xe. Điểm danh.
- Từ 07h10 – 9h00 : Xuất phát từ Việt Trì lên Yên Lập
- Từ 9h00 – 11h30 : Làm việc với UBND xã Trung Sơn và phát quà của chương trình .
- Từ 9h30 – 17h00: Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em trong xã.
Ø  Phần 3: “Đêm Giáng sinh  - Ấm áp tình yêu thương”.
- Từ 19h00 – 19h30: Đón tiếp đại biểu. Văn nghệ chào mừng
- Từ 19h30 -  19h40 : MC tuyên bố lí do, giới thiệu Đại biểu, nhà tài trợ.
MC : Giới thiệu thành phần BTC, các đơn vị, các CLB tình nguyện cùng tham gia thực hiện chương trình này, nhà tài trợ, các vị quan khách tới tham dự.
- Từ 19h40 – 19h45: MC mời đại diện nhà tài trợ lên phát biểu chương trình. Nhà tài trợ phát biểu xong trao quà luôn cho trẻ. Ngay sau đó đại diện BTC sẽ mời các đơn vị tài trợ lên để nhận hoa từ các Đại Biểu tới tham dự.(Mời các đơn vị tài trợ, các đơn vị đồng hành).
- Từ 19h45 – 20h15: Các tiết mục văn nghệ của các bạn SVTN biểu diễn.
- Từ 20h15 – 20h25: Phát biểu của lãnh đạo Tỉnh – Huyện – Xã (nếu có)
          - Từ 20h25 – 20h40: Trao quà Noel cho các em nhỏ tại xã
- Từ 20h40 – 21h00 : Văn nghệ, giao lưu cùng đoàn Thanh niên xã và các em nhỏ. Chia bánh kẹo liên hoan
- Từ 21h00 – 21h10 : Bế mạc chương trình, BTC lên phát biểu. Cám ơn các đơn vị đã phối hợp tham gia chương trình.       
*    DỰ TRÙ KINH PHÍ
STT
MẢNG
NỘI
DUNG
SỐ
LƯỢNG
ĐƠN
VỊ
ĐƠN GIÁ
(VNĐ)
THÀNH TIỀN (VNĐ)
  1
   NỘI DUNG
Hoa tươi và
nước uống
      10
   Bó
70.000
700.000
        TỔNG

700.000
  2
   SÂN KHẤU
Sân khấu
Phông sân khấu kích thước 6m x 8m
2.000.000
Âm thanh
Phục vụ các hoạt động văn nghệ
3.000.000
       TỔNG

5.000.000
  3


  QUÀ TẶNG
Quà tặng
Đoàn TN xã

1.000.000
Đồ dùng học
tập tặng trẻ

5.000.000
Bánh kẹo
Liên hoan

2.000.000
Quà tặng
 các em nhỏ
150
Xuất
70.000
10.500.000
Quà tặng các
cụ già
20
Xuất
100.000
2.000.000
50 Xuất quà
 cho các em có thành tích tốt.
20
Xuất
100.000
2.000.000
   HẬU CẦN
Tiền thuê 01 xe 45 chỗ ngồi  cho đội tình nguyện,
 nhà báo, truyền hình.
8.000.000
       TỔNG

30.500.000
  4
TRANG PHỤC
BIỂU DIỄN
Thuê trang phục, đạo cụ biểu diễn đêm giao lưu

500.000
  5
THUỐC TÂN      DƯỢC
- Thuốc Hô hấp (Kháng sinh, bổ phế),
Tiêu hóa (Tẩy giun, men tiêu hóa …)
- Thuốc bổ: Multivitamin, Vitamin D, Canxi, Kẽm.
- Xét nghiệm, Siêu âm.
20.000.000
6
HỖ TRỢ
ĂN TRƯA
50 xuất ăn
15.000/1 Người x 4 suất
3.000.000
 
CHI PHÍ
PHÁT SINH
10% tổng chi phí dự trù
4.970.000
  7
TỔNG
Bằng chữ: Năm mươi tư triệu sáu trăm bảy mươi
 ngàn đồng.
54.670.000

*    CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ
·       Tài trợ tiền mặt.
Ø  Tài trợ Kim cương   : 54.670.000 VNĐ 
Ø  Tài trợ Vàng             : 40.000.000 VNĐ   
Ø  Tài trợ bạc                 : 30.000.000 VNĐ    
Ø  Tài trợ đồng              : 15.000.000 VNĐ  
·       Tài trợ bằng vật phẩm: Tài trợ bằng các vật dụng: Quần áo, thực phẩm, gạo, bột, bánh kẹo, đồ dùng cá nhân.v.v
·       Các hình thức hỗ trợ khác (Do nhà tài trợ đề xuất)
Các nhà tài trợ ở các hình thức khác nhau sẽ được hưởng những quyền lợi và ưu đãi khác nhau
v  TÀI TRỢ VẬT PHẨM
Hình thức tài trợ:
·      Tài trợ quần áo ấm.
·      Tài trợ quà tặng cho các em nhỏ (sách, vở, bánh kẹo…).
·      Đồ dùng học tập
·      Truyện tranh, đồ chơi.
·      Các vật phẩm khác, bánh kẹo, mì tôm, gạo..v..v
Quyền lợi của nhà tài trợ
·      Tên đơn tuổi của nhà tài trợ sẽ có trên bản tin thời sự quan trọng phát sóng vào 19h00 ngày chủ nhật (tức là sau chương trình một ngày). Và các bản tin thời sự trong ngày của các đài “Đài truyền hình Việt Nam – VTV 1 , đài truyền hình Phú Thọ với chuyên mục đưa tin thời sự chính thức quan trọng nhất trong ngày.
·      Tên Cty và logo của công ty sẽ được in trên phông chính của sân khấu, kích thước tùy với khả năng tài trợ của quý công ty.
·      Được ghi nhận và vinh danh, nhận giấy “Chứng nhận” từ Huyện đoàn Tân Sơn và xã Vinh Tiền.
·      Nhà tài trợ Kim cương sẽ được quay một phóng sự chiếu trên đài truyền hình VTV 1 với thời lượng là 3p, giới thiệu về công ty gắn liền các hoạt động của công ty với các hoạt động từ thiện, các hoạt động xã hội. Chuyên mục Vì trẻ em, phát sóng ngày thứ 5 sau đó.
·      Các nhà trài trợ sẽ được nhắc tới trong chuên đề Từ thiện trên báo Tiền Phong, Báo Hà Nội Mới, báo vietbao.vn, dantri.com, báo Phú thọ cuối tuần, báo phutho.vn viết bài quảng bá về công ty tham gia sự kiện xã hội
 Ghi chú: Các quyền lợi tài trợ có thể được thoả thuận và thay đổi khi nhà tài trợ chính thức ra quyết định tài trợ cho chương trình.

PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ & LIÊN HỆ TÀI TRỢ
·      Một bản thoả thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên được lập sau khi nhà tài trợ chính thức đưa ra quyết định tài trợ cho chương trình.
·      Số tiền tài trợ được chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt cho đại diện Ban tổ chức chương trình
·      Ban tổ chức kính mong quý công ty hồi âm trong 5 ngày kể từ khi nhận được “thư mời tài trợ” và hồ sơ tài trợ theo các thông tin dưới đây:
 2. CLB Sống để yêu thương – Live To love: Tài trợ khám chữa bệnh trẻ em
- TS.BS Nguyễn Thị thu Hà – Trưởng ban tổ chức  - Điện thoại: 0903203968
- Ông Đào Anh Tân – Phó ban - Điện thoại : 0988865565
- Nguyễn Thị Lan Nam – Trưởng điều phối CLB - Điện thoại: 0977140488
     Sau 5 ngày kể từ ngày thư mời và hồ sơ tài trợ được gửi tới quý công ty, nếu ban tổ chức không nhận được hồi âm, chúng tôi sẽ chủ động liên hệ với quý công ty qua điện thoại hoặc email để xác nhận hồi âm.
Xin trân trọng cảm ơn !