Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012


Giáo chủ Je Khenpo đời thứ 68
Đức Giáo chủ Je Tenzin Dendup, 84 tuổi, một trong những bậc thầy tâm linh nổi tiếng nhất của dòng Drukpa Kayju, Ngài sinh tại Sha Phadeka, Wangduephodrang vào năm 1925 và bắt đầu nghiên cứu về Tôn giáo tại Punakha Dratshang khi từ khi lên 7 tuổi. Khi 15 tuổi, Ngài tiếp tục nghiên cứu Phật giáo tại Tự viện Tharpaling ở Bumthang trong 4 năm.
Năm 1943, Ngài bắt đầu thực hiện sứ mệnh tâm linh của mình và đi đến Tây tạng, Ngài đã thực hành trong 7 năm những phép tu cao nhất của dòng Drukpa Kayju Lineage dưới sự hướng dẫn của rất nhiều Bậc đại hoàn thiện như Nhiếp chính vương Choegen Rinpoche Thuktop Chogey Jamtso, Nhiếp chính vương Zheychen Rabjam Kugongma Kuenzang Tempey Nima, Nhiếp chính vương Minling Chung Rinpoche, Polokhen Rinpoche Thubten Kuenga Gyeltshe, Khentse Chogyel Lotey, Chabjey Duenjom Rinpoche, and Jurmey Dechencholing Rinpoche.
Trong khi quay lại Bhutan, Ngài đã đến nhập thất tại những địa điểm thiêng liêng như Sha Yuelagang, Kubo Drag ở Gantoe, và Boed Langda.
Khi đang hoàn thiện những phép tu nâng cao của truyền thống Kim cương thừa, Ngài đã gặp Sha Dechencholing Dubdey và thụ nhận lễ thụ chức cao quí của dòng Drukpa Kayju Dam-Nga (Bậc cao nhất trong giáo hội của dòng Drukpa Kayju) từ Lam Tenzin Jamtsho.
Năm 1967, Ngài trở thành Vị Lopen đầu tiên của học viện mới Dubdey tại Tango.
Trong khi nắm giữ rất nhiều vị trí quan trọng ở Zhung Dratshang, Ngài đã trở thành Dorji Lopen vào năm 1985.
Một năm sau, Ngài đã trở thành Giáo chủ Je Khenpo đời thứ 68, dưới sắc phong của Nhà Vua Druk Gyalpo đời thứ 4. Ngài đã cho tu sửa lại Zhung Dratshang strengthening, củng cố học viện và thành lập trường Shedra Phật giáo cao cấp đầu tiên (mức cao hơn trung học) ở Tango và Cheri ở Thimphu.

Năm 1990, Giáo chủ đã từ bỏ tước vị Je Khenpo, kết thúc nhiệm vụ đặc biệt trong 50 thập kỷ của mình.
Giáo chủ vẫn tiếp tục đứng đầu 2 trường Phật học cao cấp Shedra ở Tango và Cheri, và vận dụng những tầm ảnh hưởng rộng lớn của mình lên cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là một trong những Bậc Thầy đầu tiên của dòng Drukpa Việt nam, của cố Thượng tọa Thích Viên Thành và của rất nhiều Phật tử Việt nam. Ngài vẫn luôn là biểu tượng tâm linh của tất cả người dân Bhutan và những Phật tử trên toàn Thế giới.
Biên dịch Thuần Nhẫn 

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Lingchen Repa (1128 - 1188)


Lingchen Repa Pema Dorje còn có hồng danh là Drubthob Naphupa sinh trưởng tại làng Langpo Na thuộc tỉnh Nyang Tod, vùng Tsang ở miền Trung Tây Tạng.Ngài là con trai út trong số bốn người con của phụ thân là hành giả mật thừa Gyalpo Kyongwe và thân mẫu là Sugmo Darchung.
Năm lên chín, Lingchen Repa đã đọc thông viết thạo. Sau đó, Ngài cúng dường Lhaje Remen một mảnh đất để xin học nghề thuốc. Năm mười ba tuổi, Ngài đã có đầy đủ tri thức về y dược. Năm mười bảy tuổi, Ngài bắt đầu tu học từ Ngài Lopon Ling và còn thụ pháp từ Ngài Lopoh Palyang.

Một lần nọ, Lingchen Repa tranh biện với một trong những tù trưởng địa phương và bị ông ta ức hiếp. Ngài liền dùng đến huyền thuật để trả thù viên tù trưởng và người ta kể lại rằng Lingchen Repa đôi khi thực hiện tới hai mươi lễ huyền thuật trong một tháng khiến cho toàn bộ gia đình của tên tù trưởng bị tuyệt nòi giống. Khi ấy, Lingchen Repa oai danh về huyền thuật khắp vùng Nyang Tod.

Tại Rinang Mila Gompa, Nyang Tod, Lingchen Repa đã hạnh ngộ và thụ pháp với Lama Shang ở xứ U. Ngài cũng thụ pháp Chakrasamvara và Vajra Varahi từ Ra Lotsawa. Ngoài ra, Ngài còn thụ nhận các giáo pháp của Naropa từ đạo sư của Ra Lotsawa là Lama Khyung Tsangpa. Theo lời dạy bảo của Lama Khyung Tsangpa, Lingchen Repa xuất gia tu hành và được Geshe Womthangpa thụ giới Tỳ kheo.

Năm 37 tuổi, Lingchen Repa cho rằng mình đã thụ nhận hết tất cả các giáo pháp nên quyết định đi Bhutan để thiền định. Thế nhưng vào một đêm nọ, Ngài mộng thấy một người đàn ông mặc đồ trắng lột bỏ quần áo của Ngài và xem xét từ đỉnh đầu đến gót chân. Sau đó, người đàn ông đó nói với Ngài: “Chớ đi đến Bhutan. Tâm nguyện của con sẽ được thực hiện trong vòng bốn năm rưỡi nữa”. Vì vậy, Lingchen Repa đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Bốn năm sau, Lingchen Repa đi đến Damshod, nơi Ngài từng nghe tới danh hiệu của Phagmo Drupa và quyết định thỉnh cầu học pháp với Phagmo Drupa. Ngay phút giây hạnh ngộ Phagmo Drupa, Lingchen Repa lập tức trào dâng lòng sùng kính mãnh liệt và thấy rằng không chỉ có đạo sư của Ngài mà cả các bằng hữu và hết thảy chúng sinh đều là Phật không khác.

Lingchen Repa giành hầu hết thời gian cho ẩn cư thiền định và bởi vì cũng khoác bạch y, sống cuộc đời của một hành giả yogi nên Ngài được tôn xưng danh hiệu 'Repa'. Năng lực đạo tâm và sự thành tựu tâm linh khiến Ngài được sánh như là 'Đức Sahara của Tây Tạng'.

Lingchen Repa độ vô số đệ tử. Đức Tsangpa Gyare Yeshe Dorje kế tục dòng truyền thừa của Lingchen Repa, kiến lập nên dòng Drukpa và trở thành Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.

Nguồn: Lingchen Repa - Lineage - www.drukpa.org

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Ví dụ về kết nối tới một tệp

1. Đây là tệp SiteMap.pdf được đặt trong thư mục "Chùa Long Quang" trên Google Docs mà ta có thể liên kết tới.
Hãy bấm vào đây để xem nội dung tệp.
2. Còn đây là tệp SiteMap.odt. Hãy bấm vào chữ SiteMap này để xem nội dung tệp.
3. Hãy nháy vào tệp .ods này để điền các thông tin cá nhân của bạn (Chỉ có những người có tên trong nhóm tin  longquang@googlegroups.com mới điền thông tin được). Xin cảm ơn.

Một số hình ảnh dòng Drukpa

Dưới đây là một số hình ảnh các Đức Phật dùng Drukpa trong Album ảnh mang tên "Chùa Long Quang"
1. Nháy vào hình để xem toàn bộ các ảnh có trong Album "Chùa Long Quang"
Chùa Long Quang

2. Tòan bộ các ảnh có trong Album "Chùa Long Quang" ở dạng Slide Show tự động. Nếu ảnh dừng, hãy nhấn phím F5 để xem lại.


** Ảnh to hơn


*** Ảnh to hơn nữa

3. Đưa một ảnh vào bài viết từ Album ảnh "Chùa Long Quang" được đặt trong Picasa:
a) Cách thứ nhất: Nhúng ảnh vào bài viết. Hãy nháy vào ảnh để có kích cỡ to hơn. Cách này có thể chọn được vài kích thước khác nhau ban đầu. Ví dụ:
* Kích thước thumbnail 144 px


** Kích thước Small 288 px


*** Kích thước medium- 400 400 px


**** Kích thước medium- 640 640 px


***** Kích thước large 800 px
 

Hãy bấm vào các ảnh để có được ảnh cỡ lớn hơn.

b) Cách thứ 2: Hãy nháy vào đây để xem ảnh.

------------------

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Lingchen Repa (1128 - 1188)



Lingchen Repa Pema Dorje còn có hồng danh là Drubthob Naphupa sinh trưởng tại làng Langpo Na thuộc tỉnh Nyang Tod, vùng Tsang ở miền Trung Tây Tạng.Ngài là con trai út trong số bốn người con của phụ thân là hành giả mật thừa Gyalpo Kyongwe và thân mẫu là Sugmo Darchung.
Năm lên chín, Lingchen Repa đã đọc thông viết thạo. Sau đó, Ngài cúng dường Lhaje Remen một mảnh đất để xin học nghề thuốc. Năm mười ba tuổi, Ngài đã có đầy đủ tri thức về y dược. Năm mười bảy tuổi, Ngài bắt đầu tu học từ Ngài Lopon Ling và còn thụ pháp từ Ngài Lopoh Palyang.

Một lần nọ, Lingchen Repa tranh biện với một trong những tù trưởng địa phương và bị ông ta ức hiếp. Ngài liền dùng đến huyền thuật để trả thù viên tù trưởng và người ta kể lại rằng Lingchen Repa đôi khi thực hiện tới hai mươi lễ huyền thuật trong một tháng khiến cho toàn bộ gia đình của tên tù trưởng bị tuyệt nòi giống. Khi ấy, Lingchen Repa oai danh về huyền thuật khắp vùng Nyang Tod.

Tại Rinang Mila Gompa, Nyang Tod, Lingchen Repa đã hạnh ngộ và thụ pháp với Lama Shang ở xứ U. Ngài cũng thụ pháp Chakrasamvara và Vajra Varahi từ Ra Lotsawa. Ngoài ra, Ngài còn thụ nhận các giáo pháp của Naropa từ đạo sư của Ra Lotsawa là Lama Khyung Tsangpa. Theo lời dạy bảo của Lama Khyung Tsangpa, Lingchen Repa xuất gia tu hành và được Geshe Womthangpa thụ giới Tỳ kheo.

Năm 37 tuổi, Lingchen Repa cho rằng mình đã thụ nhận hết tất cả các giáo pháp nên quyết định đi Bhutan để thiền định. Thế nhưng vào một đêm nọ, Ngài mộng thấy một người đàn ông mặc đồ trắng lột bỏ quần áo của Ngài và xem xét từ đỉnh đầu đến gót chân. Sau đó, người đàn ông đó nói với Ngài: “Chớ đi đến Bhutan. Tâm nguyện của con sẽ được thực hiện trong vòng bốn năm rưỡi nữa”. Vì vậy, Lingchen Repa đã từ bỏ kế hoạch của mình.

Bốn năm sau, Lingchen Repa đi đến Damshod, nơi Ngài từng nghe tới danh hiệu của Phagmo Drupa và quyết định thỉnh cầu học pháp với Phagmo Drupa. Ngay phút giây hạnh ngộ Phagmo Drupa, Lingchen Repa lập tức trào dâng lòng sùng kính mãnh liệt và thấy rằng không chỉ có đạo sư của Ngài mà cả các bằng hữu và hết thảy chúng sinh đều là Phật không khác.

Lingchen Repa giành hầu hết thời gian cho ẩn cư thiền định và bởi vì cũng khoác bạch y, sống cuộc đời của một hành giả yogi nên Ngài được tôn xưng danh hiệu 'Repa'. Năng lực đạo tâm và sự thành tựu tâm linh khiến Ngài được sánh như là 'Đức Sahara của Tây Tạng'.

Lingchen Repa độ vô số đệ tử. Đức Tsangpa Gyare Yeshe Dorje kế tục dòng truyền thừa của Lingchen Repa, kiến lập nên dòng Drukpa và trở thành Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.

Nguồn: Lingchen Repa - Lineage - www.drukpa.org

Phagmo Drupa (1100 - 1170)



Phagmo Drupa sinh ra trong một gia đình nghèo sống bằng những nghề không lương thiện ở tỉnh Kham miền Đông Tây Tạng. Mặc dù vậy, Ngài không hề bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của gia đình. Năm lên bốn, Ngài thụ giới Sa di và bắt đầu sự nghiệp tu hành của mình. Ngài đi tới miền trung Tây Tạng để tìm cầu giáo pháp từ những bậc thầy tại vùng lân cận.
Ngài thụ học giáo lý và tu tập từ rất nhiều Đại đạo sư trong đó Đạo sư Jetsun Sakyapa đã dạy Ngài toàn bộ giáo nghĩa Lam - Dre. Phagmo Drupa thành thục rất nhiều Tantra và tu trì thiền định nghiêm mật. Ngài có thể thiền định nhiều ngày, hoàn toàn an trú trong cảnh giới hỷ duyệt và tịnh minh.

Ngay từ trước khi hạnh ngộ Gampopa, Phagmo Drupa đã có đầy đủ những phẩm chất của một Thành tựu giả. Trong mọi cử chỉ hành động, Ngài đều khiêm cung và bình đẳng với tất cả mọi người bất kể địa vị xã hội như thế nào, bất kể giàu hay nghèo. Ngài đặc biệt từ bi thương xót những người gặp cảnh ngộ bất hạnh và thường hay bố thí tài vật cho họ mặc dù ngay bản thân mình cũng không có đủ. Điều quan trọng nhất Phagmo Drupa là được phụng sự hết thảy hữu tình không trừ một ai. Về phương diện thực hành, Ngài giành hầu hết thời gian để tu tập thiền quán và thiền định.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy nhưng Phagmo Drupa vẫn cảm thấy mình cần sự chỉ dạy của một bậc Thầy giác ngộ. Do đó, Ngài viếng thăm tự viện Dagla Gampo. Ngay giây phút hạnh ngộ Gampopa và sau một thời gian đàm đạo ngắn, Phagmo Drupa lập tức chứng ngộ bản tâm trí tuệ và hoàn toàn thực chứng viên mãn chân lý tuyệt đối. Trong những ngày tiếp theo, Ngài hoàn toàn thành thục đốn chứng Mahamudra.

Phagmo Drupa giành trọn quãng đời còn lại tiếp tục tu tập thiền định với lòng kiên trì không ngừng nghỉ và trở thành một tấm gương sáng cho chúng sinh noi theo. Sau đó, Ngài dựng một tự viện ở miền Trung Tây Tạng, độ vô số đệ tử trong đó tám vị đại đệ tử của Ngài đã thành lập nên tám phái của dòng Kagyud. Lingchen Repa - Đức Bản sư của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ nhất là một trong tám đại đệ tử được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa.
Nguồn: Phagmo Drukpa - Lineage - www.drukpa.org

Milarepa (1052 - 1135)

Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái.
Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.

Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, Ngài quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Milarepa gặp Đạo sư Lama Rongton dòng Nyingma và được truyền trao giáo pháp Dzogchen. Nhưng vì Lama Rongton nhận thấy Milarepa có nhân duyên đời trước với Marpa nên Ngài khuyên Milarepa đi tìm gặp Marpa, người có thể dẫn dắt Milarepa đến bờ đại giải thoát.

Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, đại đạo sư Marpa bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi dạy Ngài giáo pháp. Tự một mình Milarepa xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương tây, tòa nhà hình tam giác ở phương bắc và tòa nhà hình vuông ở phương nam. Nhưng cứ hễ vừa sắp xây xong tòa nhà nào thì Marpa lại bắt phá đi, xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Marpa, Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.

Milarepa tu tập với lòng dâng hiến sâu xa, với tâm đại xả ly và sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách. Ngài trở thành du sĩ Yogi quan trọng nhất vào thời đại đó và thành tựu đại giác ngộ ngay trong một đời. Gampopa và Rechungpa là hai đại đệ tử trứ danh của Ngài. Gampopa được ví như mặt trời còn Rechungpa được ví như mặt trăng. Gampopa được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa Milarepa.
Nguồn: Milarepa - Lineage - www.drukpa.org